Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Bức tranh ngành gỗ công nghiệp: Tăng trưởng trên 30%/năm nhưng lợi nhuận chỉ tập trung ở hai cái tên dẫn đầu

   Trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ dán của Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đạt bình quân trên 31%/năm.

Nếu ở thế kỷ 19, vật liệu sắt thép lên ngôi, thế kỷ 20 là thời của bê tông cốt thép, thì sự hiện diện của vật liệu định hình là gỗ sẽ là xu thế của thế kỉ 21.

Tuy nhiên, nguồn cung gỗ tự nhiên là giới hạn, trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng cao, các tiêu chuẩn về việc sử dụng gỗ để trang trí nội thất hay ứng dụng công nghiệp theo đó cũng được nâng cấp theo thời gian.

Do đó, với những ưu điểm mà ngành gỗ công nghiệp mang lại, dự kiến sự nổi lên này sẽ phần nào thế chân đối với gỗ tự nhiên, từ đó đưa ngành kinh doanh này trở thành một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm không chỉ đến từ các công ty trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường gỗ công nghiệp: Quy mô hơn 70 tỷ USD, tốc độ phát triển hơn 30%/năm

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được tạo ra từ gỗ vụn, gỗ thừa,... kết hợp với keo và hóa chất để tạo ra từng tấm gỗ. Đồng thời các sản phẩm gỗ công nghiệp cũng được xử lý chống tẩm sấy chống mối mọt và chống ẩm.

Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã  đạt giá trị gần 12,5 tỷ USD trong năm 2020. Mục tiêu xuất khẩu của ngành gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt từ 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020. 

Trong 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu đồ gỗ gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc hiện nay chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Bức trành ngành gỗ công nghiệp không đơn thuần chỉ Gỗ An Cường - Ảnh 1.

Một số loại gỗ công nghiệp. (Nguồn: Gỗ An Cường).

Riêng đối với các sản phẩm gỗ dán, báo cáo được thực hiện bởi các Hiệp hội gỗ VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định và Tổ chức Forets Trends về ngành công nghiệp gỗ dán Việt Nam (plywood) công bố tháng 6/2020, tổng nhu cầu của mặt hàng gỗ dán trên toàn cầu vào năm 2018, đạt khoảng 160 triệu m3, tương đương giá trị kim ngạch 72,7 tỷ USD.

Trong đó, Mỹ là thị trường khổng lồ trong việc tiêu thụ gỗ dán và là quốc gia nhập khẩu gỗ dán lớn nhất thế giới. Ngược lại, Trung Quốc là nhà cung cấp gỗ dán lớn nhất toàn cầu. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam thuộc top đầu các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán. 

Vào năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 790 triệu USD, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam tăng 19% so với năm 2018.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/buc-tranh-nganh-go-cong-nghiep-tang-truong-tren-30-nam-nhung-loi-nhuan-chi-tap-trung-o-hai-cai-ten-dan-dau-20210606132344792.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét