Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

ĐHĐCĐ PV Power: Tại sao EVN lại đơn phương giữ lại hơn 800 tỷ đồng của công ty?

   Lãnh đạo PV Power chia sẻ, tính từ đầu năm 2020 đến tháng 3/2021 thì EVN tiếp tục giữ lại 834 tỷ đồng, tức mỗi tháng trung bình khoảng 60 tỷ đồng. Có thời điểm trước đó con số luỹ kế lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.

PV Power - Ảnh 1.

Ban chủ tọa của PV Power. (Ảnh chụp màn hình: Minh Hằng).

Sáng 27/5, Tổng CTCP Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã: POW) đã tổ chức Đại hội đồng thường niên năm 2021 theo hình thức trực tuyến với 181 cổ đông tham dự, đại diện cho 1,9 tỷ cổ phần, chiếm tỷ lệ 82,09% số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội đã thông qua các tờ trình năm 2021.

Kế hoạch lãi chỉ bằng một nửa năm 2020

PV Power trình cổ đông kế hoạch 2021 với tổng sản lượng điện sản xuất đạt 18,7 tỷ kWh. Trong đó, sản lượng điện thương phẩm dự kiến giảm chủ yếu do nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1 ước tính sẽ ghi nhận sản lượng điện thương phẩm giảm 35%. 

Kế hoạch năm 2021, doanh thu và và lãi sau thuế mục tiêu đạt 28.430 tỷ đồng và 1.325 tỷ đồng, lần lượt giảm 4% và giảm 50% so với kết quả năm ngoái. Lưu ý là kế hoạch này xây dựng dựa trên cơ sở giá dầu 45 USD/thùng và tỷ giá 1 USD = 23.500 đồng.

ĐHĐCĐ PV Power: EVN đã đơn phương giữ lại của công ty hơn 2.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của PV Power trong những năm qua. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của PV Power).

Về kế hoạch cổ tức, công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 2%/vốn điều lệ năm 2020 và năm 2021 cũng với tỷ lệ 2% mệnh giá.

Năm 2021, PV Power dự báo là một năm nhiều thách thức khi nhu cầu phụ tải điện có xu thế giảm, giá thị trường điện thấp. 

Thêm vào đó là sự biến động mạnh và khó dự đoán của giá dầu thô thế giới tác động đến nhu cầu thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời năm nay, nhiều nhà máy đi cũng vào bảo dưỡng cũng sẽ là khó khăn cho công ty.

Cụ thể hơn, do tác động của đại dịch COVID-19, dự báo phụ tải năm 2021 tăng trưởng không cao (khoảng 5,2%). Mặt khác, nguồn điện sẽ tăng bổ sung (5 tổ máy nhà máy điện than 600 MW), điện năng lượng tái tạo gia tăng sẽ ảnh hưởng đến tham gia thị trường điện của các nhà máy điện, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ (tỷ trọng điện thương phẩm năng lượng tái tạo chiếm 8,9% tương đương 23,36 tỷ kWh).

Hơn nữa, các hồ thủy điện thường xuyên thiếu nước do thời tiết khắc nghiệt dẫn tới các nhà máy thủy điện không thể đảm bảo tối ưu kế hoạch sản xuất điện. 

Nguồn khí giá rẻ khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ngày càng suy giảm, phải sử dụng nguồn khí bổ sung với giá cao ảnh hưởng đến việc giao kế hoạch Qc cho các nhà máy điện, cũng như tính cạnh tranh của PV Power khi chào giá trên thị trường điện.

Ngoài ra, PV Power Cà Mau dự kiến tham gia thị trường điện cạnh tranh từ năm 2021, hợp đồng mua bán điện tại nhà máy điện Cà Mau 1&2 phải đàm phán lại để tham gia thị trường điện cạnh tranh, với giá khí cao nhà máy sẽ khó khăn khi tham gia thị trường.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dhdcd-pv-power-tai-sao-evn-lai-don-phuong-giu-lai-hon-800-ty-dong-cua-cong-ty-20210527084417562.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét