Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Cuộc chơi mới của Vinamilk trong thương vụ sáp nhập GTNfoods vào Vilico

    Sáp nhập GTNfoods vào Vilico có thể giúp Vinamilk tiến gần hơn tới Mộc Châu Milk và giữ lại một công ty chăn nuôi như Vilico cũng là một hướng đi đầy toan tính, động lực tăng trưởng mới của Vinamilk.

  • Mới đây, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP (Vilico - Mã: VLC) đã công bố dự thảo phương án sáp nhập của công ty mẹ là CTCP GTNfoods (Mã: GTN) và sẽ được trình vào Đại hội đồng cổ đông của công ty dự kiến tổ chức vào này 19/3 tới. 

    Điều đáng chú ý là GTN đang là công ty mẹ của Vilico và nếu dự thảo được thông qua, toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của GTN sẽ được chuyển giao toàn bộ, nguyên trạng cho công ty Vilico, bao gồm cả 250 triệu cổ phiếu GTN đang niêm yết trên HOSE. Vốn điều lệ của Vilico sau đó sẽ được giảm từ 631 tỷ đồng còn 161 tỷ đồng.

    Vilico làm ăn ra sao trước giờ sáp nhập GTNfoods? - Ảnh 5.

    Mối quan hệ giữa các công ty ngành sữa cập nhật đến ngày 6/2. (Nguồn: M.H tổng hợp).

    Đầu tháng 2, CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk - Mã: MCM) đã phát hành thêm cổ phần cho GTN và CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) nên tỷ lệ sở hữu của các công ty cũng thay đổi và có thể coi là bước bản lề để GTN sáp nhập vào Vilico.

    Việc phát hành thêm của Mộc Châu Milk đã thu hút được khoảng 884 tỷ đồng từ GTN, nâng tỷ lệ sở hữu của GTN tại đây lên 26,7%.

    Vilico ban đầu từ công ty mẹ sở hữu 51% giờ thành công ty liên kết với tỷ lệ nắm giữ là 32,5%. 

    Cổ phần của Vinamilk là 8,8%, trong khi các cổ đông khác chưa tới 32%. Dù chưa rõ tỷ lệ hoán đổi cổ phần ra sao nhưng việc sáp nhập GTN vào Vilico sẽ rút ngắn con đường tiến tới kiểm soát Mộc Châu Milk.

    Nếu như phương án sáp nhập thành công thì Vinamilk sẽ giảm được một khâu trung gian, tinh gọn hệ sinh thái, đồng thời giúp Vinamilk phần nào có thể giảm thiểu được chi phí quản lý, vận hành không cần thiết. 

    Theo ước tính của Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), việc sáp nhập GTN vào Vilico sẽ giúp nhóm công ty cắt giảm được 10 - 12 tỷ đồng chi phí quản lý mỗi năm, tương đương 4% lợi nhuận sau thuế hợp nhất của nhóm GTN năm 2020.

    Ngoài ra, Mirae Asset cũng nhận định GTN và VLC đều là doanh nghiệp niêm yết, do đó ngay sau khi hoán đổi thì cổ đông có thể tiếp tục giao dịch cổ phiếu. Việc hoán đổi có thể dẫn đến gián đoạn giao dịch của cổ đông, xong thời gian gián đoạn giao dịch này sẽ rất ngắn, ảnh hưởng không đáng kể đến quyền lợi của cổ đông.

    GTN: Trượt dài sau giai đoạn đốt tiền

    Những năm 2015 - 2017, GTN nổi lên với việc đi thâu tóm các tổng công ty nhà nước trong quá trình thoái vốn như Tổng Công ty chè Việt Nam (Vinatea), Vilico, CTCP Dược phẩm Cửu Long (Mã: DCL) và cả Mộc Châu Milk. 

    Nhờ thâu tóm Mộc Châu Milk, doanh thu của GTN tăng trưởng từ năm 2016 lên 2017. Tuy nhiên lợi nhuận công ty mẹ thời điểm đó chỉ 40 tỷ, rồi trượt dốc qua các năm. Chính giai đoạn đốt tiền để M&A này mà khoản lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ bị bào mòn, để lại hệ luỵ lớn tới số liệu tài chính của công ty trong những năm sau.

    Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2020 của GTN hồi phục nhờ sự góp mặt của Vinamilk. Báo cáo tài chính hợp nhất 2020 của GTN cho thấy công ty đã thoái toàn bộ vốn tại các mảng đầu tư ngoài lĩnh vực nông nghiệp và 100% doanh thu thuần của GTN đến từ Vilico. Do đó, Mirae Asset nhận định việc tồn tại của GTN là không cần thiết. 

    Vì sao Vilico là điểm đến sáp nhập của GTNfoods? - Ảnh 3.

    Kết quả kinh doanh của GTN qua các năm. (Nguồn: M.H tổng hợp từ BCTC của GTN).

    Điểm sáng của GTN chính là lượng tiền dồi dào khi tiền và tiền gửi ngân hàng dưới 12 tháng ở mức hơn 2.270 tỷ đồng, chiếm gần 84% tổng tài sản.

  • Nguồn: https://vietnambiz.vn/cuoc-choi-moi-cua-vinamilk-trong-thuong-vu-sap-nhap-gtnfoods-vao-vilico-20210228200031235.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét