Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch REE cho biết đã nói chuyện với Thủ tướng và đang có dự định cùng với một nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất khoảng 2.000 - 3.000 MW.
Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 30/3, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề năng lượng tái tạo, định hướng của công ty trong những năm tới.
REE dự định thí điểm dự án điện gió ngoài khơi công suất 2.000 - 3.000 MW
Bà Thanh cho biết, qua đại dịch COVID-19, qua những tổn thất từ biến đổi khí hậu, "đã đến lúc chúng ta cần chú trọng vào bảo vệ môi trường".
Chủ tịch REE nhấn mạnh, nguồn tài nguyên của chúng ta đang cạn kiệt dần, cụ thể là vấn đề năng lượng, nhất là điện đang thiếu dần.
Trong dài hạn, ví như khi nguồn khan bề mặt cạn kiệt sẽ thúc đẩy khai thác than ngầm sâu dưới lòng đất, điều đó đồng nghĩa giá thành sẽ cao hơn. Nhìn chung, trong thời gian tới, "về nhiên liệu, giá bán điện sẽ tăng". Chưa kể các nguồn nhiên liệu như than hay dầu sẽ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời chi phí đầu tư sẽ rơi vào khoảng 10 cent/kWh.
Đổi lại, điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, không gây ô nhiễm môi trường. "Tôi kỳ vọng, giá điện đối với nguồn điện gió này khoảng 11 cent/kWh, mức giá này vẫn tốt cho nền kinh tế Việt Nam", lãnh đạo REE chia sẻ.
Hiện tại, yếu tố công nghệ đã cho phép chúng ta làm dự án điện gió ngoài khơi với cột gió cao hàng chục mét, đồng thời tốc độ gió ngoài khơi khoảng 10 m/s có thể vận hành tua bin từ 10 - 17 MW. Cả hai yếu tố này một phần giúp các dự án năng lượng gió trở thành xu thế trong dài hạn.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh cho biết đã nói chuyện với Thủ tướng và đang có dự định cùng với một nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất khoảng 2.000 - 3.000 MW.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét